Phẩm màu thực phẩm trong bánh cổ truyền

Việc lạm dụng phẩm màu thực phẩm trong bánh cổ truyền

Hiện nay, trên thị trường những sản phẩm bánh cổ truyền như bánh cốm, bánh xu xê, bánh da lợn; bánh chín tầng mây (bánh cầu vồng), bánh tằm, bánh chuối chiên, bánh chuối hấp, bánh bò… . Nhưng lại không dùng những màu tự nhiên cây lá quả theo hình thức cổ truyền; mà lại được sử dụng quá nhiều phẩm màu thực phẩm thay thế. Việc lạm dụng này càng ngày càng phổ biến vừa gây mất đi bản chất của dòng bánh cổ truyền mà còn gây hại cho người tiêu dùng.

Phẩm màu thực phẩm là một nhóm những chất có màu được dùng làm phụ gia thực phẩm, để tạo ra hoặc cải thiện màu sắc của thực phẩm, nhằm làm tăng tính hấp dẫn của sản phẩm. Phẩm màu chia làm 2 loại : Phẩm màu tự nhiên và phẩm màu hóa học. Phẩm màu hóa học rất độc hại, cần nghiêm cấm sử dụng trong thực phẩm. Phẩm màu tự nhiên ít độc hại hơn tuy nhiên cũng không nên quá lạm dụng.

Nguyên nhân những nhà sản phẩm thực phẩm bỏ mặc sự an toàn của khách hàng mình để dùng phẩm màu thực phẩm :

  • Chi phí rẻ : Nguồn màu tự nhiên cây lá thường giá thành cũng đắt hơn gấp rất nhiều lần so với phẩm màu thực phẩm.
  • Tiện dụng : Nguồn màu tự nhiên đôi khi theo mùa, nhiều khi hiếm hàng, trong khi phẩm màu thực phẩm luôn sẵn sàng, dự trữ dễ.
  • Màu sắc đẹp, bền dễ pha : Màu sắc từ phẩm màu thực phẩm đẹp hơn, bền màu hơn và có tính ổn định hơn – Màu từ tự nhiên không ổn định, phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu và có thể mất màu tại 1 số nhiệt độ và độ ẩm nhất định.

Tác hại của phẩm màu thực phẩm nếu bị lạm dụng thì rất nhiều, rất rõ ràng. Người tiêu dùng có thể bị ngộ độc cấp tính với những triệu chứng như nôn, có khi nôn ra máu; đau bụng, đi ngoài nhiều lần ( phân nước, có thể lẫn máu), thậm chí bị suy gan, suy thận… Hay thậm chí có nguy cơ Ung Thư.

Hướng dẫn lấy màu từ tự nhiên

Các món ăn chế biến tại nhà không nhất thiết phải dùng phẩm màu nhân tạo mà có thể dùng những nguyên liệu sẵn có để tạo màu. Một số công thức tạo phẩm màu từ những nguyên liệu tự nhiên; bánh Nguyễn Kim đúc kết quý khách có thể tham khảo như:

  • Màu hồng: hoa hồng, hoa dâm bụt, trái gấc, củ cà rốt…
  • Màu vàng: Hạt hoặc hoa dành dành, hoa cúc vạn thọ, trái xoài, trái thơm, trái chanh dây, trái cam…
  • Màu tím: lá cẩm, củ dền, hoa oải hương (lavender), hoa violette…
  • Màu xanh lá: lá dứa, cải bó xôi, lá bồ ngót…
  • Màu đỏ : Củ dền.

Cách tạo màu chia làm 2 nhóm:

  1. Nhóm màu xanh: Cách lấy màu: rửa sạch, không cắt nhỏ, chỉ trụng sơ trong nước sôi với chút muối. Vớt ra cho ngay vào nước đá để hạ nhiệt độ thật nhanh, cắt nhỏ, xay nhuyễn với ít nước, lược lấy nước, bỏ xác.
  2. Nhóm màu khác như: đỏ, cam, vàng, tím thường bền màu ở nhiệt độ cao. Cách lấy màu: rửa sạch, nấu kĩ với nước lạnh sau đó cô đặc lại thành màu tự nhiên.

Các màu sắc bánh của Nguyễn Kim luôn công khai nguyên liệu tự nhiên của mình; cam kết bằng mọi lý do không sử dụng phẩm màu độc hại :

  • Màu xanh của bánh từ lá dứa (lá nếp – lá thơm)
  • Màu đỏ từ củ dền.
  • Màu vàng từ hạt dành dành
  • Màu nâu từ cafe
Bánh chín tầng mây
Bánh chín tầng mây

Cách nhận biết sản phẩm từ phẩm màu thực phẩm dành cho những dòng bánh cổ truyền ngắn ngày :

  • Màu tự nhiên thường bị thâm hoặc nhạt bệt đi nếu để lạnh hoặc hấp nóng. Màu thực phẩm giữ màu tốt hơn.
  • Màu tự nhiên nhìn rất “ Tự nhiên “, màu không được đẹp bằng. Nếu ai đã từng dùng màu tự nhiên nhất định sẽ dễ dàng nhận ra. Màu thực phẩm có màu giống trong bảng màu pha sẵn.
  • Mùi vị của màu tự nhiên đi kèm với sản phẩm tạo ra nó, vì dụ lá dứa tạo màu xanh thì thơm nhẹ, dịu. Còn màu thực phẩm thường không có mùi, hoặc có mùi thơm giống những bánh công nghiệp đóng hộp.

Quý khách nên chọn lựa sản phẩm từ những đơn vị uy tín cam kết đầy đủ việc sự dụng màu tự nhiên.

Chúc quý khách ngon miệng và khỏe mạnh

Bánh da lợn lá dứa

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *